Skip to main content
s

Lễ Hội Phài Lừa (Bơi Bè)

Lễ hội Phài Lừa – Bơi bè ở vùng Văn Mịch huyện Bình Gia, là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng  văn hóa và tinh thần thể thao, thượng võ. Lễ hội Bưa lừa được tổ chức vào ngày 4 tháng 4 âm lịch của năm nhuận (tức là 3 năm tổ chức 1 làn) tại đình Bà, thôn pò Kù, đình Ông ở phố Văn Mịch và đua bè trên đoạn sông trước đình Ông.

Trang-37-4.jpg

d

Lễ Hội Đền Mẫu

Đền Mẫu nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 4km. Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử, là nơi nhân dân các dân tộc trong tỉnh, du khách trong nước và quốc tế đến để thờ cúng, sinh hoạt văn hóa tâm linh, nguyện cầu sự che chở của các đấng linh thiêng cho cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

r

Lễ Hội Bủng Kham

Bủng Kham là một vũng nước ở thôn Nà Phái xã Đại Đồng huyện Tràng Định. Xưa kia nơi đây là vũng nước rộng, nước chảy trong vắt quanh năm. Hiện nay Bủng Kham chỉ còn là một vũng nước nhỏ, dấu tích còn lại là cồn cát phía Đông và  gò đá phía Tây, trên mặt có dấu vết các bàn “ô ăn quan” tương truyền là nơi chơi đùa của các nàng Tiên xưa kia.

Trang-51-768x472.jpg

d

Lễ Hội Trò Ngô

Truyền thuyết kể lại: Làng Giàng có hội Trò Ngô mô tả lại quá trình đánh giặc cứu dân giúp nước thoát khỏi ách thông trị Tây Hán (quân Phục Ba Tướng Quân). Nên địa phương có hai vị thượng đẳng thần là Đức Thanh Lãng Cao Diệu Địch Cát và ông nghè Vũ Lôi Quận Công.

Lễ Hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ Hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kì Cùng trong dịp đầu năm là một trong những ngày hội văn hóa đặc sắc của Xứ Lạng. Đây là dịp để nhân dân các dân tộc Xứ Lạng gặp gỡ tụ hội vui chơi, ca hát, thực hiện những nghi lễ cầu cúng, mong đạt những ước vọng về nột cuộc sống tốt đẹp may mắn cho một năm mới no đủ, hạnh phúc. Qua lễ hội này, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của Xứ Lạng được thể hiện một cách sống động. Lễ hội Kì Cùng, Tả Phủ kéo dài một phiên chợ (chợ phiên Lì Lừa), là một trong những lễ hội được tổ chức đông vui, nhộn nhịp và điển hình nhất của Xứ Lạng.

f

Lễ Hội Quỳnh Sơn

Trong lễ hội diễn ra lễ rước kiệu ông Dương Tự Minh người dân dộc Tày làng Quan Triều, tỉnh Thái Nguyên ông là thủ lĩnh của Phủ Phú Lương. Đời nhà Lý Ông là người có công trong cuộc chinh chiến chống quân xâm lược nhà Tống, giữ vững vùng biên cương phía Bắc của nước Đại Việt đầu thế kỷ thứ XII.

Trang-37-1.jpg

s

Lễ Hội Chùa Bắc Nga

Chùa Bắc Nga nằm trên địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát huyện Cao Lộc, chùa nằm trên sườn đồi rộng thoải, mặt hướng ra đường Quốc lộ 4b và dòng sông Kỳ Cùng. Truyền thuyết kể rằng: Xưa lâu lắm thủa Người và Tiên thường gặp nhau trên trái đất.Tiên nữ thấy cảnh nhà  trời cung đình nguy nga tráng lệ nhưng vô cùng tẻ nhạt, thường rủ nhau bay về nơi đây vui chơi. Thủa ấy ở nơi này rừng xanh tươi tốt có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn theo triền núi, nước trong xanh mát lành. Bầy Tiên nữ sau những giờ vui chơi đuổi chim bắt bướm trên núi thường rủ nhau xuống sông tắm mát.

s

Lễ Hội Chùa Tiên

Chùa Tiên nằm trong lòng núi Đại Tượng, thuộc địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Lễ hội Chùa Tiên xuất phát từ tín ngưỡng thờ đá và thờ nguồn nước của cư dân nông nghiệp. Đây là một trong những mô típ hình thành lễ hội rất phổ biến ở Việt Nam. Trong dịp đầu năm mới, lễ hội Chùa Tiên là ngày hội văn hóa truyền thống đặc sắc được tổ chức đông vui, nhộn nhịp và điển hình nhất ở Lạng Sơn. Lễ hội được diễn ra trong ngày 18 tháng giêng.

s

Lễ Hội Chùa Tam Thanh

Chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh, đây là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ Lạng. Di tích chùa Tam Thanh, là một địa điểm tham quan thu hút khách du lịch thập phương. Trải qua sự thăng trầm của  thời gian và lịch sử, di tích Tam Thanh nay vẫn giữ được nhiều dáng vẻ ban đầu, hấp dẫn du khách gần xa bằng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích. Chùa Tam Thanh gắn liền với danh thắng tượng đá nàng Tô Thị, đã đi vào câu ca dao muôn thuở. Tượng đá Nàng Tô thị đứng chếch trên sườn núi trước mặt là một biểu tượng của lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ ngàn xưa.

s

Lễ Hội Ná Nhèm

Lễ hội là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn của người Tày xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn. Trong lễ hội các thành viên bôi nhọ lên mặt thể hiện khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn” khi còn sống. Đó cũng là quan niệm của đồng bào về linh hồn, thế giới tâm linh.

Subscribe to Lễ hội truyền thống